Du khách 'đắm chìm' với vườn hướng dương bung nở trong Hoàng cung Huế
Cùng với luật giao thông đường bộ hay hoạt động đăng kiểm… bắt đầu từ ngày năm 2025 nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam được áp dụng. Trong đó, điểm của giấy phép lái xe là một quy định hoàn toàn mới lần đầu được áp dụng.Cụ thể, khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.1.2025 nêu rõ, điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm.Trong quá trình tham gia giao thông, tài xế khi vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông ngoài việc bị xử phạt theo quy định, còn bị trừ từ 2 - 10 điểm GPLX tùy vào tính chất, mức độ vi phạm. Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm tài xế không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo bằng lái xe đó. Thực tế, cách làm này đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe, tuy nhiên đây là lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Do đó, khiến không ít người dân có GPLX và đang sử dụng phương tiện bỡ ngỡ. Thậm chí, nhiều người còn chưa biết xem điểm GPLX ở đâu và những hành vi vi phạm luật giao thông nào sẽ bị trừ điểm.Dưới đây 5 lưu ý quan trọng về điểm giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện cần biết:Hiện tại, những người có GPLX đã có thể theo dõi điểm của GPLX thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Theo đó, trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia - VNeID, sau khi đăng cài đặt và đăng nhập, người dùng có thể vào phần tiện ích "Giấy phép lái xe" để kiểm tra. Ngay bên dưới thông tin về hạng GPLX trong ứng dụng sẽ hiển thị dòng chữ "Điểm còn lại của GPLX" và số điểm còn lại hiện tại (có màu đỏ).Nếu thông tin GPLX trên VNeID chưa được hiển thị số điểm, người dùng có thể gửi yêu cầu cập nhật thông qua ứng dụng bằng cách bấm vào dấu ba chấm ở góc phải (phía trên), sau đó nhấn vào mục "Gửi yêu cầu cập nhật thông tin mới".Bắt đầu từ năm 2025, bên cạnh việc tăng mức xử phạt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm luật giao thông còn bị trừ điểm của GPLX. Cụ thể theo khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ: "Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ".Các mức điểm số bị trừ mỗi lần vi phạm là 2, 4, 6 và 10 điểm. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.Với những trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông và bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn, số điểm còn lại của GPLX sẽ không bị trừ. Cụ thể, khoản 1, điều 50 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe quy định rõ: "Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe".Về thời gian phục hồi điểm giấy phép lái xe, khoản 2 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định rõ: "Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm".Có thể hiểu một người vi phạm luật giao thông và bị trừ điểm GPLX vào ngày 1.5.2025, nếu sau đó không tiếp tục vi phạm luật giao thông đến ngày 1.5.2026 sẽ được xét phục hồi điểm GPLX. Tuy nhiên, nếu đến ngày 2.6.2025 người đó lại tiếp tục vi phạm luật giao thông và bị trừ điểm GPLX, thời gian để xét phục hồi điểm GPLX sẽ kéo dài đến ngày 2.6.2026, tức 12 tháng sau đó.Khoản 4 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng quy định: "Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng".Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Đây là quy định tại khoản 3 điều 58 Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Nghĩa là người điều khiển ô tô nếu vi phạm luật giao thông và bị trừ hết điểm của GPLX ô tô sẽ không được điều khiển ô tô tham gia giao thông theo GPLX ô tô đã bị trừ hết điểm. Tuy nhiên, vẫn có thể điều khiển xe máy tham gia giao thông nếu GPLX máy chưa bị trừ hết điểm.Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, nếu có kết quả đạt yêu cầu sẽ được phục hồi đủ 12 điểm của GPLX.Mua bán xe cũ không sang tên: Xảy ra tai nạn, ai chịu trách nhiệm?
Những ngày cận tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chợ hoa Quảng An (Q.Tây Hồ, Hà Nội) luôn đông đúc, nhộn nhịp xuyên đêm bởi người dân đổ xô đến đây mua hoa tươi chơi tết.Theo ghi nhận của Thanh Niên, 23 giờ 30 ngày 25.1, hàng nghìn người đã có mặt tại đây để mua sắm, khiến giao thông trong và ngoài chợ hoa đều ùn ứ.Theo quan sát, hoa tươi tại khu chợ đầu mối này rất đa dạng chủng loại, mẫu mã, giá tăng 2 lần so với ngày thường. Trong đó, hoa ly, hoa cúc, hoa đào, lay ơn... bán chạy và được ưa chuộng nhất.Giá lay ơn ngày thường giá 30.000 - 40.000 đồng/10 cành, nay có giá 70.000 - 100.000 đồng/10 cành. Trong khi đó, hoa ly ngày thường chỉ 200.000 - 300.000 đồng/10 cành, nay có giá từ 300.000 - 800.000 đồng/10 cành; hoa cúc ngày thường giá 2.000 - 3.000 đồng/bông, nay 7.000 - 10.000 đồng/bông; hoa tuyết mai ngày thường 70.000 - 100.000 đồng/bó, nay 150.000 - 200.000 đồng/bó...Nghề trồng đào ở miền Bắc năm qua thiệt hại nặng do bão lũ nên số lượng bán ra ít hơn năm trước, giá cũng tăng vọt. Những cành đào nhỏ dùng để cắm ban thờ trước đây có giá 50.000 - 60.000 đồng, nay tăng lên 100.000 - 120.000 đồng. Những cành đào huyền, cành đào to, giá tăng thêm 200.000 - 300.000 đồng/cành, dao động ở mức 600.000 - 700.000 đồng/cành.Các tiểu thương tại chợ hoa Quảng An nhận định, càng gần tết nguyên đán, giá hoa sẽ càng tăng mạnh.Cùng vợ và con gái đến chợ hoa Quảng An lúc nửa đêm, anh Thanh Tú (35 tuổi, trú Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, đây là lần đầu tiên anh dẫn gia đình đến mua hoa và thưởng thức không khí chợ hoa ngày tết. "Đây là một trải nghiệm thú vị, con gái tôi rất thích. Không khí ở đây khiến tôi cảm giác tết đã rất gần", anh Tú nói.Anh Tú cho rằng, giá các loại hoa tăng dịp cận tết là rất bình thường. So với tết năm ngoái, giá hoa năm nay cao hơn một chút.Một khách mua hoa là chị Nguyễn Thị An (35 tuổi, trú Q.Bắc Từ Liêm) cho biết giá hoa ly tăng mạnh so với ngày thường, đặc biệt là hoa ly loại đẹp giá lên đến 800.000 đồng/10 cành. "Chợ đầu mối giá đã thế này thì ở chợ dân sinh giá có thể lên đến 1 triệu/10 cành. Giá quá cao nên tôi chỉ mua 5 cành về chơi tết", chị nói.Chợ hoa Quảng An (P.Quảng An, Q.Tây Hồ) là chợ hoa lớn nhất Hà Nội, chuyên cung cấp hoa tươi cho người tiêu dùng và thương lái. Chợ mở cửa 24/24 giờ hàng ngày. Đặc biệt, vào những ngày lễ lớn, chợ hoa càng đông đúc người mua, kẻ bán.
Hôm nay xuất hiện 'trăng tròn nhỏ nhất' 2024: Vì sao gọi là Trăng Tuyết?
Đó là giải đấu mà Nguyễn Thị Thật không gặp may bởi xe thi đấu của cô bị cháy rụi cùng 28 chiếc xe khác của đoàn VN khi trên đường di chuyển đến địa điểm thi đấu. Vào giờ chót, cô được "chữa cháy" kịp thời với chiếc xe cũ gửi từ VN sang. "Nếu không gặp sự cố cháy xe, nhiều khả năng mình sẽ giành HCV", cua rơ này bày tỏ.Ông Nguyễn Ngọc Vũ, Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao VN (VCF), cho biết phía Thái Lan đã đạt được thỏa thuận đền bù xe mới cho Nguyễn Thị Thật. Nữ cua rơ số 1 VN đã gửi các thông số về xe của mình cho phía nước bạn, vào tháng 3 tới khi sang VN tranh tài giải xe đạp nữ quốc tế Biwase Cup, họ sẽ mang xe sang cho cô.Đội tuyển xe đạp nữ Thái Lan mang đến giải xe đạp nữ quốc tế Biwase tay đua vừa đoạt HCV châu Á là Jutatip. Nguyễn Thị Thật khoác áo CLB Tập đoàn Lộc Trời An Giang dự giải đấu này nên cả hai hứa hẹn tạo màn tái đấu hấp dẫn. Sau đó vào cuối tháng 3, Nguyễn Thị Thật cùng đội tuyển xe đạp nữ VN tham dự giải xe đạp nữ quốc tế Tour of Thailand và cũng sẽ gặp lại Jutatip. Hai ngôi sao của làng xe đạp Đông Nam Á này được ví như kình địch nhiều duyên nợ khi còn tái đấu ở SEA Games 33 vào tháng 12 tới tại Thái Lan.Ở Tour of Thailand năm ngoái, Nguyễn Thị Thật để mất danh hiệu áo vàng chung cuộc về tay Jutatip khi thua chặng quyết định. Món nợ chồng chất khi Jutatip lại thắng Nguyễn Thị Thật ở giải vô địch châu Á 2025. Trước đó tay đua số 1 VN từng đánh bại Jutatip để lên ngôi vô địch châu Á (các năm 2018, 2022, 2023).
Sáng 18.1, tại trụ sở UBND TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu và thảo luận về Đề án "Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030". Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 của UBND TP.HCM (diễn ra trong hai ngày 17 - 18.1).Ông Hà Phước Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, thông báo với kiều bào một số thành tựu mà TP.HCM đạt được trong năm 2024. Điển hình là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,17% so với năm 2023, gần đạt kế hoạch đề ra là tăng từ 7,5 - 8%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 508.553 tỉ đồng, vượt dự toán 5,3% và tăng 13,3% so với năm 2023.Năm 2025, TP.HCM hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.500 USD. TP.HCM sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính như ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.Ông Hà Phước Thắng cũng nhấn mạnh rằng TP.HCM đặc biệt coi trọng vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đề cập đến lượng kiều hối về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, ông cho biết kiều bào không chỉ đóng góp về kinh tế mà còn là cầu nối tri thức, văn hóa và công nghệ để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết ngày 26.9.2024, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030”, chủ trương không can thiệp hành chính vào việc chuyển, nhận tiền kiều hối và tập trung tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về nước.Theo ông, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của TP.HCM mà còn là trách nhiệm và kỳ vọng của kiều bào.Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 2023. Trong đó, kiều hối từ châu Á và châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (82,2% tổng lượng kiều hối). Theo ông, mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao như hai năm gần đây nhưng lượng kiều hối vẫn duy trì ở mức trên 9 tỉ USD và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, hỗ trợ chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.Đề cập đến việc TP.HCM phát hành trái phiếu để thu hút kiều bào đầu tư vào các công trình, GS Võ Hồng Đức nhấn mạnh rằng TP.HCM nên coi việc phát hành trái phiếu như một "sản phẩm đầu tư" với sự tham gia của cả người mua và người bán, trong đó tính minh bạch là yếu tố quyết định thành công. Ông cho rằng thành phố cần cam kết đảm bảo tiến độ dự án, phân bổ nguồn vốn và nguồn thu, chẳng hạn như từ giá trị đất tăng tại khu vực metro. Ngoài ra, ông đề xuất thành lập quỹ thanh toán trái phiếu từ nguồn thu ngân sách vượt dự toán, giá trị đất tăng và hỗ trợ từ Trung ương.Ông Trần Văn Tâm, một doanh nhân kiều bào Mỹ, cho rằng huy động vốn trái phiếu để đầu tư là bước đi cần thiết và có tiềm năng thành công lớn. Cũng nhấn mạnh vào tính minh bạch, ông gợi ý nhà nước triển khai công cụ theo dõi trực tuyến, cho phép nhà đầu tư theo dõi trực quan tiến độ các dự án hạ tầng giống như đang quan sát tại công trường. Đồng thời, nhà nước nên phân chia chi tiết nguồn vốn theo từng công đoạn, chẳng hạn kiều hối từ Mỹ được đầu tư vào hạng mục nào để giúp kiều bào cảm thấy rõ ràng, tin tưởng khi nhìn thấy số tiền mình đóng góp được sử dụng ra sao.Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), chia sẻ về kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Dự kiến, TP.HCM sẽ huy động hơn 30.000 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, HFIC đã ký thỏa thuận hợp tác với 9 ngân hàng nhằm hỗ trợ lãi suất và đảm bảo quá trình phát hành trái phiếu diễn ra thuận lợi.Bà Trần Tuệ Tri, kiều bào Singapore, đã đề xuất các giải pháp quảng bá TP.HCM như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Bà cho rằng TP.HCM nên xây dựng thương hiệu là nơi "đất lành chim đậu", mang đến cơ hội "đột phá" vượt trội cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong việc phát huy nguồn lực kiều hối, bà đề xuất tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ đối tượng truyền thông thay vì chỉ nói chung chung. Ví dụ, đối với doanh nghiệp thì cần truyền tải thông điệp khác so với kiều bào vãng lai hay du học sinh.Ông Nguyễn Phúc Bình, người sáng lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, nhận định rằng TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cần cải thiện chiến lược marketing, đặc biệt trong việc quảng bá trái phiếu để thu hút các nhà đầu tư trẻ. Để đánh giá hiệu quả nguồn lực kiều hối, ông Bình đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá tác động của kiều bào, bao gồm các tiêu chí như số lượng sản phẩm đầu tư do kiều bào sáng lập, tác động từ các bằng sáng chế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ phổ biến, cũng như sự đóng góp của kiều bào từ nhiều độ tuổi.Ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc Công ty Kiều hối Vietcombank, chia sẻ rằng năm 2024, doanh số kiều hối của công ty đạt khoảng 1,9 tỉ USD. Nếu tính hợp nhất với Vietcombank thì tổng doanh số kiều hối trong hệ thống đạt 4,5 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng lượng kiều hối về Việt Nam (16 tỉ USD). Ông tâm đắc ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để kết nối khoảng 40 công ty kiều hối hiện hoạt động độc lập.Theo ông, qua đó, các công ty có thể chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao giá trị dịch vụ, thiết lập tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tăng sức cạnh tranh với kênh "chợ đen" và góp phần điều hướng nguồn kiều hối vào các kênh chính thống.Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho hay công ty đóng góp doanh số 3,7 tỉ USD vào tổng lượng kiều hối của Việt Nam, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 3 tỉ USD. Ông nhận định kiều hối đang tăng trưởng ổn định và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong tương lai. Ông kêu gọi đẩy mạnh quảng bá để mở rộng dịch vụ, vì hiện nay việc chuyển kiều hối qua ứng dụng ngân hàng cũng đang rất tiện lợi, nhưng thông tin chưa được phổ biến rộng rãi nên mới chỉ tiếp cận trong một nhóm đối tượng nhất định.Phát biểu tổng kết hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết trong năm 2025, đơn vị tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát huy nguồn lực kiều hối. Trong quý 2/2025, đơn vị sẽ phát hành cẩm nang đầu tư cho kiều bào, tập trung vào các dự án trọng điểm của TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị sẽ tham mưu UBND TP.HCM thành lập Tổ tư vấn phát triển nguồn lực kiều hối, Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để nâng cao dịch vụ, thu hút lượng kiều hối. Bà khẳng định: "TP.HCM luôn là địa phương hấp dẫn, trải thảm đỏ chào đón và tạo điều kiện cho bà con kiều bào đến đầu tư".
Trần Thị Thanh Thúy tạo sức hút đặc biệt
Tại buổi lễ khai mạc, ông Fan GuoFeng – Giám đốc Điều hành AQUA Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi luôn đề cao sự phát triển bền vững và mong muốn khơi cảm hứng để mọi người hướng đến một cuộc đời đáng sống, nhất là đối với thế hệ trẻ - những nhà lãnh đạo tương lai. Giải đấu năm nay là tầm nhìn và sự đồng hành, gắn kết với thế hệ trẻ Việt Nam, mang đến cho các bạn một sân chơi bổ ích để tập luyện, trui rèn, tranh tài và giao lưu cùng nhau. Từ đó, khuyến khích phát huy và lan tỏa một lối sống thể chất lành mạnh".